Những điều cần biết về ngày ông Công ông Táo
Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Với ngày lễ truyền thống dân tộc ông Công ông Táo, bạn nhất định phải ghi nhớ những điều sau.
I. TẾT ÔNG CÔNG ÔNG TÁO TRONG QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI VIỆT
Theo quan niệm của người Việt, Táo quân gồm 2 ông 1 bà
Theo phong tục cổ truyền của người Việt, Táo quân (còn gọi là Táo Công) gồm hai ông một bà, tượng trưng là 3 cỗ "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nhà bếp của người Việt Nam xưa.
Theo tín ngưỡng của người Việt, Táo Công là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nhà bếp. Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà. Đây cũng là nguyên nhân Táo Công còn được gọi là Vua Bếp.
Cũng theo công truyện dân gian về sự tích ông Công ông Táo, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.
Chính bởi những lẽ đó nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu ông Trời rất trọng thể.
II. TÍN NGƯỠNG VĂN HÓA ĐẶC SẮC TRONG NGÀY ÔNG CÔNG ÔNG TÁO CỦA NGƯỜI VIỆT
Qua thời gian dài, tục tiễn ông Táo về Trời vẫn còn được lưu giữ đến tận ngày nay. Dù vậy, phong tục cúng ông Công ông Táo cũng có sự cải biến nhất định trong cuộc sống đô thị hiện đại.
Dưới đây là những điều bạn nhất định phải biết về ngày ông Công ông Táo.
1. Lau dọn bàn thờ
Lau dọn bàn thờ, tỉa chân hương là việc bắt buộc phải làm trong dịp ông Công ông Táo
Nhiều người cho rằng phải chờ sau ngày 23 tháng Chạp, tức là khi ông Công ông Táo đã lên chầu Trời thì mới được dọn dẹp ban thờ, nếu không sẽ gây kinh động đến thần linh. Tuy nhiên, không có một tài liệu nào ghi chép về điều này.
Ngược lại nhiều quan điểm lại cho rằng, việc giữ cho ban thờ sạch đẹp cũng là thể hiện lòng tôn kính với các bậc tổ tiên. Vậy nên trong tháng Chạp bạn có thể chọn một ngày lành bất kỳ để dọn dẹp ban thờ.
Tuy nhiên, việc dọn ban thờ phải bao gồm hai phần chính là lau chùi ban thờ và tỉa chân hương.
Trước khi dọn dẹp ban thờ, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc chỉnh tề. Tiếp đó, gia chủ cần chuẩn bị một mâm lễ nhỏ (thường là hoa quả) đặt lên bàn thờ rồi thắp một nén hương khấn xin phép tổ tiên và thần linh về việc dọn dẹp nơi thờ cúng và mời các ngài tạm lánh.
Khi lau bàn thờ bạn cần sử dụng một miếng khăn hoặc vải sạch thấm vào nước ấm để lau bài vị. Lưu ý, cần phải nhớ rõ thứ tự lau bài vị của thần linh trước, của tổ tiên sau. Tiếp đến dùng chiếc chổi chuyên dụng để quét dọn các bụi bẩn, mạng nhện hay tàn tro trên ban thờ rồi cũng dùng khăn sạch thấm nước ấm lau lại.
Sau khi ban thờ đã được lau dọn sạch sẽ thì tiến hành đặt bài vị lại chỗ cũ rồi mới bắt đầu tỉa chân hương.
Thông thường để chuẩn bị cho lễ ông Táo về trời, người ta chỉ tiến hành tỉa bớt chân hương đã quá um tùm trên bát hương mà không làm xê dịch hay xoay chuyển vị trí của bát hương. Việc tỉa chân hương vào thời điểm này nên tiến hành cả ở ban thờ tổ tiên lẫn ban thờ ông Công ông Táo.
Sau khi đã lau chùi sạch sẽ, bạn cần chọn 5 cây hương có tàn đẹp cắm lại vào trong bát.
2. Lễ vật cúng
Lễ vật cúng ông Táo
Lễ vật cúng Táo công gồm có: Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc, trong đó có hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.
Theo tục lệ xưa, đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ. Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).
Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
3. Đặt mâm cúng bếp
Nhiều người quan niệm, ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo là 23 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp.
Theo các chuyên gia nghiên cứu tâm linh, việc cúng lễ như vậy là không đúng với phong tục, quy tắc truyền thống lâu đời của dân tộc. Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi cúng lễ.
4. Thời gian cúng lễ
Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.
Thông thường, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ cúng ông Công, ông Táo bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm dân gian Lễ cúng ông Công ông Táo tốt nhất là trong khoảng thời gian tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp. Khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.
5. Xin tài lộc
Gia chủ cúng ông Công ông Táo nhằm xin các Táo báo những việc tốt đẹp trong năm
Lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình. Vì thế, việc cầu xin tài lộc, sung túc là không nên. Các gia đình chỉ nên khấn xin các Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.
6. Tránh phóng sinh thành sát sinh
Sau lễ cúng, các gia đình thường tiến hành hóa vàng sau đó rải tro xuống sông hồ kết hợp với phóng sinh cá chép đã cúng ông Táo.
Hy vọng với bài chia sẻ trên của Nguyên Khôi sẽ giúp mọi người hiểu đúng ý nghĩa của tập tục truyền thống lễ cúng ông Công ông Táo. Thông qua đó, mỗi người sẽ biết cách ứng xử phù hợp với những giá trị văn hóa truyền thống, vừa thể hiện ý nghĩa tâm linh và giáo dục các thành viên có trách nhiệm chăm lo, vun vén hạnh phúc gia đình.
Hàng năm, Đại học Sư phạm Cáp Nhĩ Tân đều cấp một số suất học bổng du học Trung Quốc cho sinh viên nước ngoài muốn theo học tại trường. Nếu muốn apply hồ sơ tại trường nhưng chưa biết làm thế nào, hãy nhanh chóng nhấc điện thoại và gọi đến hotline của Nguyên Khôi - 0983.947.269 để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
==============================================================
Mọi thắc mắc cần hoặc ý kiến đóng góp cho chúng tôi vui lòng liên hệ:
DU HỌC & TIẾNG TRUNG NGUYÊN KHÔI
CS1: 08, Park2, Time City, Minh Khai, Hà Nội
CS2: Tầng 8, 148 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0965.055.855 – 0983.947.269 – 0965.115.155
Tin khác
- Học bổng toàn phần hệ đại học tại Thiên Tân kỳ tháng 9/2019
- Chính phủ Trung Quốc thông qua đề xuất cấp học bổng cho sinh viên các nước sông Mê Kông 2019 của Đại học Dân tộc vân Nam
- Du học Trung Quốc: Học bổng 1 năm tiếng tại Trùng Khánh
- ‘Săn’ lộc xuân Kỷ Hợi: Lì xì hạnh phúc – Sung túc cả năm
- Đại học New York Thượng Hải tiếp nhận lượng hồ sơ cao kỷ lục
- Thư viện Đại học An Huy vẫn chật kín người dù trường đã cho nghỉ Tết
- Học bổng Chính phủ Trung Quốc 2019 tại Đại học Sư phạm Thẩm Dương
- Vì sao nên học Tiếng Trung giao tiếp cơ bản tại Nguyên Khôi?
- THƯ MỪNG GIÁNG SINH 2019 TỪ DU HỌC & TIẾNG TRUNG NGUYÊN KHÔI
- Những lời chúc giáng sinh bằng tiếng Trung khiến bạn ‘tan chảy’
Bình luận của bạn