Đăng nhập

Hủy

Đăng ký tài khoản

Hủy

Lấy lại mật khẩu

Hủy

Đôi điều nên tìm hiểu về chữ Hán trước khi học tiếng Trung Quốc

Chữ Hán hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文), chữ Trung Quốc là cách gọi khác nhau về dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc.

Chữ Hán là chữ viết chính thức tại Trung Quốc

Nguồn gốc tên gọi

Tại Trung Quốc, trước thời nhà Tần, chữ Hán được gọi là “văn” hoặc “danh” . Từ nhà Tần cho đến trước khi tên gọi “Hán tự” 漢字 (chữ Hán) trở nên phổ biến chữ Hán thường chỉ được gọi là “văn” , “tự” hoặc “văn tự” 文字.

Tuy nhiên, theo sách “Thuyết văn giải tự” (說文解字) do Hứa Thận biên soạn vào thời Đông Hán thì giữa “văn” và “tự” vốn là có sự phân công ý nghĩa, chứ không phải là hoàn toàn đồng nghĩa. Cụ thể, “Văn” là chỉ chữ tượng hình và chỉ sự, “tự” là chỉ chữ hình thanh và hội ý.

Dù vậy, sau này người ta không còn phân biệt “văn” và “tự” nữa, chữ viết dù thuộc loại gì cũng đều có thể gọi là “văn” hoặc “tự” .

Bên cạnh đó, các tên gọi dùng để chỉ chữ Hán đã nêu ở trên đều có nghĩa là “chữ, chữ viết”, chúng không phải là tên gọi chuyên chỉ chữ Hán.

Với tên gọi “Hán tự” 漢字, các ghi chép cho biết chúng xuất hiện sớm nhất trong Kim sử, một bộ sách sử được biên soạn vào thời nhà Nguyên. Tuy nhiên khi đó “Hán tự” 漢字 không phải là một tên gọi phổ biến của chữ Hán. Chỉ cho đến thời cận đại (tại Trung Quốc đại lục lịch sử Trung Quốc cận đại thường được tính là từ năm 1840 đến năm 1949) tên gọi “Hán tự” 漢字 mới dần dần được biết đến và sử dụng rộng rãi.

Sơ lược về chữ Hán

Hán Ngữ có lịch sử lâu đời, số người sử dụng đông nhất, số người sử dụng Hán Ngữ trên thế giới ít nhất khoảng 1.5 tỷ, vượt quá 20% tổng nhân khẩu trên thế giới.

Chữ Hán được dùng phổ biến trên thế giới (nguồn Internet)

Hán Ngữ, tức ngôn ngữ truyền thống của Hán Tộc, là ngôn ngữ thông dụng của Trung Quốc. Đây cũng là một trong những ngôn ngữ thông dụng quốc tế, thuộc ngữ hệ Hán Tạng.

Hán ngữ cùng có quan hệ họ hàng với Tạng Ngữ, Trang Ngữ, Thái Ngữ, Đồng Ngữ, Lê Ngữ, Di Ngữ, Miêu Ngữ, Dao Ngữ, trong lãnh thổ Trung Quốc, và Tiếng Thái, Tiếng Myanmar ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Để giải đáp về nguồn gốc chữ Hán đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng đến nay vẫn chưa có công bố nào được chấp nhận.

Truyền thuyết cho rằng Hoàng Đế là người sáng tạo ra văn tự Trung Hoa từ 4-5 ngàn năm trước nhưng ngày nay không còn ai tin rằng Hoàng Đế là nhân vật có thực nữa. Cả thuyết Thương Hiệt cho chữ mà các học giả thời Chiến Quốc đưa ra cũng không thuyết phục vì không ai biết Thương Hiệt ở đời nào.

Gần đây người ta đào được ở An Dương (Hà Nam) nhiều mu rùa, xương loài vật, và đồ đồng trên đó có khắc chữ, và các nhà khảo cổ phỏng đoán rằng chữ viết ở Trung Hoa ra đời muộn nhất là vào thời kỳ nhà Thương, khoảng 1800 năm trước Công nguyên.

Cũng như Ai Cập và nhiều dân tộc văn minh thời thượng cổ, chữ viết Trung Hoa thời đó là những hình biểu ý, nghĩa là vẽ phác vật mình muốn chỉ.

Tuy nhiên trải qua thời gian, chữ viết cổ Ai Cập không còn là chữ tượng hình mà hình thành chữ tượng thanh - cũng gọi là ký âm - như các chữ của phương Tây thì chữ Hán vẫn giữ nguyên, dùng hình để chỉ vần, ghi âm, mà dùng thêm nhiều cách khác để tạo chữ mới như hội ý, giả tá, chuyển chú... Tóm lại, chữ viết vẫn giữ tính chất tượng hình mà không thành tượng thanh, mặc dầu có sử dụng phép hài thanh. Ví dụ dùng chữ thành (), là nên, để ghi âm chữ thành () là thành lũy và chữ thành () là thành thực; như vậy hai chữ thành , mỗi chữ gồm hai phần - một phần ghi âm (thành ), một phần ghi ý. Như chữ thành () bao gồm thổ () là đất (vì thành làm bằng đất) và ngôn () là lời (lời nói thành thật).

Chữ Hán ở Trung Quốc

Chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và vẽ thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Chữ Hán đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển. Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại chữ Giáp Cốt (Giáp Cốt Tự 甲骨字), chữ viết xuất hiện vào đời nhà Ân () vào khoảng thời 1600-1020 trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ viết trên các mảnh xương thú vật và có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được.

Giáp cốt văn

Chữ Giáp Cốt tiếp tục được phát triển qua các thời:

  • Nhà Chu (1021-256 TCN) có chữ Kim (Kim Văn 金文), là chữ viết trên các chuông bằng đồng và kim loại
  • Chiến Quốc 戰國 (403-221 TCN) và thời nhà Tần (221-206 TCN) có chữ Triện (Đại Triện và Tiểu Triện) và có chữ Lệ (Lệ Thư 隸書)
  • Nhà Hán (Tiền Hán 206 TCN-8 CN, Hậu Hán 25-220) có chữ Khải (Khải Thư 楷書)

Ngoài ra còn có chữ Hành (Hành Thư 行書) và chữ Thảo (Thảo Thư 草書). Chữ Khải là loại chữ được dùng bút lông chấm mực tàu viết trên giấy và rất gần với hình dáng chữ Hán ngày nay vẫn còn được dùng ở Nhật, Đài Loan hay Hồng Kông. Chữ Thảo là loại chữ được viết bằng bút lông có lược bớt hoặc ghép một số nét lại. Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ có thể được minh họa bằng một số chữ sau:

Giáp cốt văn Kim văn Triện thư Lệ thư Thảo thư Khải thư Hành thư

Ngày nay tại Trung Quốc đại lục, bộ chữ giản thể (簡體字 / 简体字) đã thay thế cho bộ chữ phồn thể (繁体字 / 繁體字).

Được biết, công cuộc cải cách chữ viết được thực hiện sau khi đảng Cộng sản đánh bại phe quốc dân đảng ra khỏi đại lục (1949).Tháng 10 năm 1954 tại đại lục thành lập ủy ban cải cách chữ viết (中国文字改革委员会), cuộc cải cách nhằm đơn giản hóa chữ Hán để quần chúng nhân dân dễ dàng học biết chữ, xóa mù chữ, thống nhất nhân tự trên các khu vực vốn dĩ có nhiều khác biệt do điều kiện địa lý và lịch sử, đồng thời thúc đẩy việc dạy và học tiếng Trung Quốc đối với người nước ngoài.

Các khu vực ngoài đại lục, đảng Cộng sản không kiểm soát như Hong Kong (Hương Cảng), Đài Loan, Ma Cao (Áo Môn), và cộng đồng người Hoa ở Hải ngoại hay các khu vực có sử dụng tiếng Hán như Singapore tiếp tục sử dụng chữ phồn thể, tuy nhiên cũng có những cải biến nhất định.

Chữ Hán giản thể được đưa vào giảng dạy chính thức tại Trung Quốc

Ở Trung Quốc đại lục hiện nay chữ Hán giản thể được đưa vào giảng dạy chính thức. Chính vì vậy, nếu bạn muốn du học Trung Quốc thì nên học hệ ngôn ngữ này.

Tổng hợp

Bình luận của bạn