Người Trung Quốc đón ngày vía Thần Tài như thế nào?
Đã bao giờ các bạn tìm hiểu ngày Thần Tài bắt nguồn từ đâu và nó có ý nghĩa như thế nào chưa??? Hãy cùng Du học Nguyên Khôi đi tìm câu trả lời cho tập tục này các bạn nhé!!
Ngày vía Thần Tài xuất phát từ đâu?
Theo truyền thuyết dân gian, Thần Tài là vị thần tiên sống trên trời chuyên cai quản tiền bạc, tài lộc. Trong một lần uống rượu say xuống hạ giới chơi đã đến nhà người phàm trần xin ăn. Thần tài xin ăn ở nhà nào thì nhà đó trở nên giàu có. Đến ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch), Thần trở về trời.
Khác với Việt Nam, người Trung Quốc lấy ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch làm ngày vía Thần Tài (ngày sinh của Thần Tài).
>>>Tìm hiểu thêm: Văn hóa người Trung Quốc tại đây
Để tưởng nhớ Thần Tài, người dân chọn ngày này để thờ cúng Thần Tài và cầu may mắn, phát đạt. Trong ngày vía Thần Tài, theo phong tục, người dân Việt Nam đi mua vàng để cầu tiền tài.
Tập tục này được tin là có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Thần Tài là ai?
Vị thần Caishen (Thần Tài) theo tín ngưỡng của người Trung Quốc là Triệu Công Minh.
Truyền thuyết kể rằng thời nhà Minh, khi Triệu Công Minh sử dụng phép thuật để khiến triều đại nhà Thương sụp đổ (thế kỉ 12 trước Công nguyên), Khương Tử Nha - một công thần nhà Chu - đã làm hình nộm rơm và bùa chú khiến ông lâm bệnh và qua đời.
Tuy nhiên, khi đến chùa Yuan Shi, Khương Tử Nha đã bị khiển trách vì đã gây ra cái chết cho người tài - đức, vì vậy Triệu Công Minh từ đó được phong thánh và trở thành Thần Tài, theo Britannica. Người dân sau đó, dùng ngày sinh của Triệu Công Minh, ngày 5 tháng Giêng, để thờ cúng và đón tài lộc.
Một truyền thuyết khác nói rằng ông là một người dân ở núi Võ Đang, Trung Quốc. Ngày ngày, ông xách giỏ đi khắp nơi xin quần áo cũ để mặc và xin cơm canh thừa để ăn.
Dù nghèo nhưng ông vẫn nuôi một con chó đen già và một con vịt lông vằn không đẻ trứng.
Gần đó có một ông phú hộ là Tiền Viên Ngoại, xa xỉ và bất nhân, cơm ăn không hết thì đem đổ xuống cống, áo mặc cũ rồi thì bỏ vào đống rác. Ông lão họ Triệu thấy vậy mới lượm gom hết các quần áo cũ đem phân phát cho những người nghèo, lấy cơm canh thừa ấy về nuôi chó và vịt.
Bỗng một hôm, con vịt đẻ ra 10 quả trứng vàng, còn con chó già thì khạc ra 10 thỏi bạc. Từ đó thành lệ, mỗi ngày vịt và chó đều đẻ và khạc ra vàng bạc cho ông.
Triệu Công Minh trở nên rất giàu có, trong lúc Tiền Viên Ngoại thì càng lúc càng nghèo. Một thời gian sau, Tiền Viên Ngoại phải đi ăn xin, khi gặp lại Triệu Công Minh, lão Viên cảm thấy rất xấu hổ nhưng ông Triệu thông cảm, giúp cho lão Viên một số tiền kha khá, đủ làm vốn liếng làm ăn.
Tuy nhiên, vì đã quen sống sung sướng không phải lao động, chẳng làm ăn đươc gì, chẳng mấy chốc Tiền Viên Ngoại đã hết sạch cả vốn liếng. Lão Viên lại sinh ác tâm, thấy ông Triệu giàu như vậy bèn tính giết ông để chiếm đoạt tài sản.
Lão Viên thừa lúc vắng vẻ, lén đốt nhà của Triệu Công Minh cháy thành tro, nhưng ông Triệu không chết, con vịt biến thành chim phụng bay vút lên trời, con chó già biến thành con cọp đen xông ra cắn chết lão Viên, tất cả vàng bạc của ông Triệu đều hóa thành đá, và Triệu Công Minh biến thành thần tài.
Từ đó, dân chúng lập miếu thờ Triệu Công Minh gọi là miếu thần tài.
Cách đón ngày Thần Tài của người Trung Quốc có gì đặc biệt?
Không giống người dân Việt Nam, Trung Quốc có cách đón ngày Thần Tài hoàn toàn khác biệt. Theo truyền thống, người dân Trung Quốc sẽ thắp hương tại chùa và đốt pháo vào đêm ngày mùng 4 Tết để đón thần tài.
Mặc dù vậy, vì việc đốt và bắn pháo hoa gây ô nhiễm không khí nên hoạt động này đã bị cầm kể từ năm 2016.
Tại Việt Nam, mùng 10 tháng Giêng âm lịch được coi là ngày vía Thần Tài. Các tiệm vàng vào dịp này đều vô cùng đông đúc bởi quan niệm “mua vàng lấy may” của người dân Việt . Tuy nhiên, đối với người Trung Quốc, họ lại lấy ngày mùng 5 tháng Giêng làm ngày vía Thần Tài (ngày sinh của Thần Tài).
Vào ngày này, người dân Trung Quốc thường chỉ tổ chức các hoạt động truyền thống như đi lễ bái, cúng lấy may, múa sư tử, nhận lì xì… chứ không mua vàng như tại Việt Nam.
Theo truyền thuyết Trung Hoa, thần tài gồm 5 vị tương ứng với 4 hướng Đông Tây Nam Bắc và Trung tâm. Bao gồm: Trung Bân Tài Thần Vương Hợi (Trung); Văn Tài Thần Tỷ Can (Đông), Phạm Lãi (Nam); Võ Tài Thần Quan Công (Tây) và Trương Công Minh (Bắc).
Vào ngày mùng 5 tháng Giêng ở Trung Quốc, nhiều gia đình cúng Thần tài từ sáng sớm và mở cửa để nghinh đón Thần tài. Trong ngày thần tài, người dân Trung Quốc kiêng đến nhà nhau vì sợ đem lại điều không may cho gia chủ. Thay vào đó, họ tới chùa để dâng hương, đi lễ bài, cầu phước lấy may.
Biển người xuống phố chờ "Thần Tài" phát lì xì tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hôm 9-2.
Hoạt động dâng hương và cúng bái diễn ra từ sáng sớm tới tối mịt trong ngày vía Thần Tài. Ảnh chụp tại chùa Quy Nguyên, quận Hán Dương, thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.
Theo quan niệm của người Trung Quốc, Thần tài được xem là vị thần cai quản việc làm ăn, tài chính hay tiền bạc của gia chủ. Vì vậy, nhiều người, nhất là những người kinh doanh làm ăn, rất coi trọng ngày Thần tài.
Người dân thắp hương cúng Thần Tài tại một ngôi chùa thuộc tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc vào ngày vía Thần Tài 9-2 (mùng 5 tháng Giêng âm lịch).
Người dân và du khách tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc thích thú sờ vào thỏi vàng của “Thần Tài” để lấy may.
Linh vật của năm Kỷ Hợi – những chú lợn ngộ nghĩnh trong trang phục Thần Tài phát lì xì cho du khách tại công viên Bailu Zhou, Giang Tô, Trung Quốc.
Trên đây là nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Thần Tài các bạn có cảm nhận như thế nào??? Hãy để lại ý kiến bên dưới để chúng ta cùng thảo luận nhé! Và đừng quên theo dõi trang web Du học Nguyên Khôi để cập nhập những thông tin cũng như cập nhập từ mới các bạn nhé.
==============================================================
Mọi thắc mắc cần hoặc ý kiến đóng góp cho chúng tôi vui lòng liên hệ:
DU HỌC & TIẾNG TRUNG NGUYÊN KHÔI
CS1: 08, Park2, Time City, Minh Khai, Hà Nội
CS2: Tầng 8, 148 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0965.055.855 – 0983.947.269 – 0965.115.155
Mục khác
- Văn hóa giao tiếp cần nhớ khi đi du học Trung Quốc
- Đến Thiên Tân nhất định phải ghé thăm siêu thư viện đẹp nhất thế giới – Tân Hải
- Triết lý âm dương trong ẩm thực truyền thống Trung Quốc
- Những món ăn trứ danh nhất định phải thử khi đến Trung Hoa
- 8 trường phái cơ bản trong ẩm thực Trung Quốc
- Bạn biết gì về Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc?
- Lộ diện ảnh hiếm về trang phục của phụ nữ Trung Quốc trong hơn 100 năm qua
- Tại sao Khổng Tử khẳng định 3 x 8 = 23?
- Khám phá những thắng cảnh nổi tiếng Trung Quốc qua tờ Nhân dân tệ
- 20 kết tinh văn hóa đặc sắc nhất mọi thời đại của Trung Quốc (P2)
Bình luận của bạn