Đăng nhập

Hủy

Đăng ký tài khoản

Hủy

Lấy lại mật khẩu

Hủy

Văn hóa giao tiếp cần nhớ khi đi du học Trung Quốc

Là cái nôi văn hóa truyền thống phương Đông, Trung Quốc có những chuẩn mực văn hóa giao tiếp riêng biệt mà người ngoại quốc buộc phải thích nghi nếu muốn nhanh chóng được tiếp nhận khi đi du học.

Nếu bạn chuẩn bị du học – du lịch Trung Quốc thì hãy nhớ kỹ những nét văn hóa giao tiếp đặc sắc sau để tránh những sai xót không đáng có với người dân bản địa.

Chào hỏi

Người phương Đông nói chung và người Trung Quốc nói riêng khá khắt khe trong vấn đề giao tiếp. Việc chào hỏi cũng vì thế mà được đặc biệt quan tâm.

Nếu những đất nước phương Tây luôn luôn chào hỏi phụ nữ trước thì ở các nước phương Đông đặc biệt là Trung Quốc bạn nên chào hỏi người có chức quyền cao nhất, đến những người đàn ông và sau đó là phụ nữ.

Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó như vậy được xem là rất không lịch sự, tốt nhất là bạn nên dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi đưa về phía người cần giới thiệu.

Đặc biệt, khi chào hỏi bạn không nên bắt tay chặt mà phải thả lỏng tay hoặc nhẹ nhàng để thể hiện sự tôn trọng.

Làm quen

Khi trò chuyện làm quen với một người bạn mới là người Trung Quốc, bạn hoàn toàn có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân như có vợ chồng chưa, mấy con, thậm chí cả về mức lương mà không cần phải ngại ngùng. Tương tự, nếu bạn được hỏi những câu tương tự như vậy thì bạn không nên lảng tránh trả lời.

Chủ đề trao đổi ưu thích của người Trung Quốc là thể thao, nhất là bóng đá. Ngược lại đề tài chính trị là vấn đề nhạy cảm mà bạn nên tránh đưa vào những cuộc nói chuyện của mình.

Trao danh thiếp

Khi nhận được danh thiếp từ một người Trung Quốc bạn nhận bằng 2 tay và nhớ đọc nội dung trên danh thiếp trước khi cất đi. Ngược lại khi trao cũng vậy luôn luôn dùng bằng 2 tay, với người Trung Quốc điều này thể hiện là bạn tôn trọng họ.

Phê bình

Bạn không được phê bình, chê trách thẳng thắn và công khai ở Trung Quốc mà nên diễn giải theo cách khác nhẹ nhàng hơn, chẳng hạn như cộng sự hay nhân viên đó đã làm việc tốt, lần sau chắc chắn sẽ còn tốt hơn.

Đàm phán

Nếu bạn đang có dự định hợp tác với người Trung Quốc trong dự án làm ăn nào đó thì nên hiểu rõ một vấn đề vệc đàm phán với người Trung Quốc là chuyện không hề đơn giản và thường kéo dài. Lúc đầu thường là một bữa tiệc kéo dài mà trong đó chuyện làm ăn được để dành đến cuối bữa.

Nếu không đi đến nhất trí thì bạn cũng đừng bực bội mà hãy tỏ ra vui vẻ tuy nhiên vẫn giữ thái độ quả quyết. Thường sau đó vài ngày sẽ có được chuyển biến tích cực.

Ghét số 4

Người Trung Quốc rất kiêng số 4 vì trong tiếng Trung Quốc đọc là “sì” nghe giống từ “sǐ” (chết). Vì vậy khi mua tặng một món quà cho người Trung Quốc bạn không được tặng cái gì có liên quan đến con số này.

Quà tặng

Những món quà tặng thông lệ ở nơi đây có thể tặng hoa quả, bánh ngọt hay đồ uống có rượu,… Tuyệt đối không được tặng đồng hồ vì từ “tặng đồng hồ” trong tiếng Trung Quốc đồng âm với cụm từ “đi dự một đám tang”.

Một điều lưu ý nữa nếu bạn được một người Trung Quốc tặng quà thì không nên mở gói quà trước mặt người tặng.

=============================================================

Mọi thắc mắc cần hoặc ý kiến đóng góp cho chúng tôi vui lòng liên hệ:

DU HỌC & TIẾNG TRUNG NGUYÊN KHÔI

CS1: 08, Park2, Time City, Minh Khai, Hà Nội
CS2: Tầng 8, 148 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0965.055.855 – 0983.947.269 – 0965.115.155

Xem thêm:

>> Triết lý âm dương trong ẩm thực truyền thống Trung Quốc

>> Lộ diện ảnh hiếm về trang phục của phụ nữ Trung Quốc trong hơn 100 năm qua

>> 20 kết tinh văn hóa đặc sắc nhất mọi thời đại của Trung Quốc (P2)

Bình luận của bạn