Đăng nhập

Hủy

Đăng ký tài khoản

Hủy

Lấy lại mật khẩu

Hủy

Những tác phẩm văn học kinh điển Trung Quốc bên cạnh Tứ đại danh tác

Nhắc đến những tác phẩm kinh điển của Trung Quốc, bất cứ ai yêu thích đất nước này cũng có thể thoải mái mà kể tên: Tam Quốc diễn nghĩa, Tây Du Ký, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng. 4 tác phẩm đại diện cho 4 thời đại, là sự phản ánh chân thực nhất hiện trạng thời đại bấy giờ.

Tuy nhiên, với dòng chảy lịch sử lâu đời, kho tàng văn chương đồ sộ, văn học Trung Quốc còn vô vàn những tác phẩm giá trị khác. Có thể kể đến như danh sách các tác phẩm văn học kinh điển dưới đây.

Cùng Du học & Tiếng Trung Nguyên Khôi khám phá những tác phẩm văn học kinh điển Trung Quốc qua bài viết dưới đây.

Cao lương đỏ - Mạc Ngôn, Vương Mông, Trương Khiết

Với hơi thở đậm chất thời đại của mình, tác phẩm “Cao lương đỏ” của Mạc Ngôn đã được trao giải Noel Văn học năm 2012 và trở thành một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Trung Quốc.

Cao lương đỏ là một câu chuyện được tái hiện về miền quê Cao Mật ở Nam Trung hoa trong những năm 1920 và 1930 xoay quanh cô gái trẻ trung, xinh đẹp tên Đới Cửu Liên.

Đới Cửu Liên là đóa hoa rực rở của miền quê Cao Mật nhưng bị bi kịch thời đại bắt ép trở thành vợ của một người đàn ông mắc bệnh phong. Ngày lên kiệu hoa, cô gái ấy vô tình gặp và phải lòng một người phu kiệu khỏe mạnh, mà sau này đã trở thành tư lệnh Dư Chiêm Ngao, người anh hùng phục kích đoàn xe Nhật. 

2 ngày gả về nhà chồng là 2 ngày cô thức trắng đêm với con dao găm trên tay. Ngày thứ ba được trả về, người phu kiệu đã cướp cô chạy vào rừng cao lương đỏ. Ba ngày hạnh phúc trong rừng đã giúp Đới Cửu Liên có được một cậu con trai, kết tinh cho một tình yêu thuần khiết. May mắn của Cửu Liên là dù 3 ngày ngắn ngủi kể trên hay tận lúc mất đi cô vẫn luôn có một nhân chứng tình yêu trường tồn mang tên rừng cao lương đỏ.

Liêu Trai Chí Dị - Bồ Tùng Linh

Nếu là người yêu thích truyện kinh dị chắc chắn Liêu trai chí dị phải là một trong những tác phẩm gối đầu giường. Với văn học thế giới nói chung và văn học Trung Quốc nói riêng, Liêu trai chí dị chính là một kì thư và là đỉnh cao của tiểu thuyết văn ngôn thời cổ đại.

Liêu trai chí dị là tuyển tập những truyện chí quái được tác giả sưu tầm ở Lục Triều, các truyện truyền kỳ đời nhà Đường rồi gia công sáng tạo thêm. Hầu hết các truyện nói về thần tiên ma quái, hồ ly, lang sói, hổ, báo, khỉ, vượn, voi, rắn độc trùng cho tới cây cỏ hoa lá, khói mây gạch đá... 

Tuy nhiên, giá trị nhất của Liêu trai chí dị không phải ở yếu tố kỳ ảo, mơ hồ mà chính là giá trị xuyên suốt, ngấm ngầm trong lòng tác phẩm. Bởi lẽ, tất cả những câu chuyện trong Liêu trai chí dị đều được tác giả xử lý khéo léo, ít nhiều ngầm ý chỉ trích nền chính trị tàn bạo của triều đình Mãn Thanh đương thời, phê phán thói hư tật xấu của bọn nho sỹ, thể hiện những tư tưởng dân chủ trong vấn đề hôn nhân và tình yêu.

Xem thêm: Bạn biết gì về Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc?

Binh pháp Tôn Tử & 36 mưu kế - Tôn Vũ

Trong cuộc sống chắc chắn đôi ba lần bạn đã từng nghe thấy ai đó nói: 36 kế, chuồn là thượng sách, Ve sầu thoát xác, Lấy mận thay đào, Mượn dao giết người, Dương Đông kích Tây,...

Tuy nhiên, có thể bạn không biết rằng, tất cả những câu nói này đều được chắt lọc trong cuốn Binh pháp Tôn Tử và 36 mưu kế của Tôn Vũ.  Dù được soạn thảo năm 512 TCN nhưng trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tác phẩm vẫn luôn giữ được tính thời đại của mình. Thậm chí, cuốn sách không chỉ đặt nền móng cho binh học truyền thống, mà còn sáng tạo nên một hệ thống lý luận quận sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Bởi vậy, Binh Pháp Tôn Tử được tôn xưng là tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại. 

Mặt khác, tuy là một bộ binh thư, nhưng tầm ảnh hưởng của Binh Pháp Tôn Tử lại không chỉ giới hạn trong lĩnh vực quân sự, mà còn có thể áp dụng vào những lĩnh vực khác như kinh tế học, thể dục, thể thao, khoa học… 

Thế nên không quá khi nói Binh pháp Tôn Tử & 36 kế chính là một trong những tác phẩm văn học vĩ đại nhất của Trung Hoa.

Phong thần diễn nghĩa - Hứa Trọng Tâm

Phong thần diễn nghĩa (nguyên bản) cũng gọi là Bảng phong thần, Vũ Vương phạt Trụ ngoại sử phong thần diễn nghĩa, Phong thần truyện, Thương Chu liệt quốc toàn truyện(tái bản), là một bộ tiểu thuyết được viết lại trên cơ sở cuốn Vũ Vương phạt Trụ bình thoại in đời Nguyên. Bên cạnh chất liệu thực tế, tác phẩm còn được nhào nặn cùng các yếu tố thần thoại, truyền thuyết và tôn giáo để trở thành tác phẩm tiêu biểu cho nền văn học Trung Quốc.

Phong thần diễn nghĩa xoay quanh việc suy vong của nhà Thương và sự nổi lên của nhà Chu, lồng vào đó là vô số thần thoại, truyền thuyết Trung Hoa, bao gồm các thần, tiên, yêu quái,...Trong chừng mực nào đó, Phong thần diễn nghĩa mô tả cuộc sống của người Trung Hoa đương thời, nơi tôn giáo có một vai trò lớn trong cuộc sống hàng ngày.

Nếu là người yêu thích văn hóa, văn học Trung Quốc, bạn nhất định phải đọc qua tác phẩm kinh điển này bên cạnh Tứ đại danh tác – Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký, Thủy Hử và Hồng lâu mộng

Với giá trị lịch sử, giá trị thời đại cùng nghệ thuật văn chương lôi cuốn, Phong thần diễn nghĩa đã được chuyển thể rất nhiều lần và được đông đảo người xem đón nhận tích cực. Có thể kể đến như: Na Tra, Phong thần diễn nghĩa, Đát Kỷ Trụ Vương,...

Và tất nhiên, nếu có bất cứ thắc mắc gì về việc học tiếng Trung, xin học bổng du học Trung Quốc thì Nguyên Khôi với nhiều năm kinh nghiệm trong đào tạo và tư vấn du học Trung Quốc chắc chắn sẽ luôn lắng nghe và giúp đỡ bạn. Inbox ngay fanpage DU HỌC NGUYÊN KHÔI/ Tiếng Trung Nguyên Khôi hoặc liên hệ ngay hotline 0983.947.269 - 0965.055.855 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nguyên Khôi – Nâng tầm tri thức

==============================================================

Mọi thắc mắc cần hoặc ý kiến đóng góp cho chúng tôi vui lòng liên hệ:

DU HỌC & TIẾNG TRUNG NGUYÊN KHÔI

Add: Liền kề C9, Pandora 53 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0965.055.855 – 0983.947.269 – 0965.115.155

Bình luận của bạn