Tại sao các quan đại thần nhà Thanh thường phủi tay áo khi yết kiến vua?
Bạn có tò mò tại sao các quan đại thần nhà Thanh khi vào cung yết thường phủi tay áo trước khi quỳ trước nhà vua không? Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời bạn nhé!
Các quan lại nhà Thanh thường phủi tay áo khi bái kiến vua
Nhà Thanh (chữ Hán: 清朝) là một triều đại do dòng họ Ái Tân Giác La ở Mãn Châu thành lập. Khi đó, Mãn Châu là một địa danh nằm tại phía bắc bán đảo Triều Tiên và phía Đông Bắc Trung Quốc. Hiện nay, vùng đất này bị phân chia giữa khu vực Viễn Đông Nga với Đông Bắc Trung Quốc.
Trước khi hoà nhập với văn hoá Trung Quốc và đạt tới tầm ảnh hưởng cao nhất của Đế quốc Trung Hoa, tổ tiên nhà Thanh là bộ lạc du mục sống ở phương Bắc lạnh giá, suốt ngày cưỡi trên lưng ngựa để săn bắn.
Tổ tiên nhà Thanh có đời sống phần lớn rong ruổi trên lưng ngựa
Chính bởi đặc tính này mà trang phục của người Thanh thường được thiết kế dày và dài nhằm che kín các bộ phận của cơ thể, giúp vượt qua mùa đông buốt giá. Và điều này được thể hiện rõ nhất qua những bộ trang phục của Thanh triều – những bộ trang phục với cổ tay áo hình móng ngựa ôm sát và che kín cổ tay. Với thiết kế này cơ thể sẽ không bị nhiễm lạnh đồng thời không cản trở hành động rút mũi tên hay giương cung ra bắn.
Thậm chí, ngay cả khi người Mãn Châu cai trị Thanh triều, họ vẫn giữ nguyên đặc điểm về cổ tay áo trên trang phục của các đại thần lẫn thái giám dù rằng mục đích có khác đi đôi chút là nhắc nhở con cháu nhà Thanh luôn ghi nhớ về quá khứ của tổ tiên.
Thiết kế đặc biệt của trang phục quan lại nhà Thanh
Dù vậy, mùa hè ở Bắc Kinh khá nóng bức, các đại thần, thái giám cũng ở trong cung suốt chứ không cần đi săn bắn. Vậy nên để thuận tiện, họ thường xắn cổ tay áo lên. Chỉ khi hành lễ với hoàng thượng thì họ phải phủi tay áo xuống để bày tỏ sự tôn kính.
Ngoài ra, thói quen phủi ống tay áo của quan thần nhà Thanh còn mang 2 nét nghĩa khác:
Thứ nhất, phủi ống tay áo để chứng minh với hoàng thượng, phi tần rằng mình không hề giấu vũ khí trong người.
Thứ hai, người Trung Quốc có thành ngữ "lưỡng tụ thanh phong". Nghĩa là giữa 2 ống tay áo ("lưỡng tụ") chẳng có gì ngoài một ngọn gió nhẹ ("thanh phong") thổi xuyên qua. Mọi thứ đều rõ ràng, hanh thông, chẳng có gì mập mờ, cần phải giấu diếm. Hàm ý của câu "lưỡng tụ thanh phong" chỉ tấm lòng liêm khiết, thanh bạch mà kẻ bề tôi muốn chứng minh cho hoàng thượng thấy rõ.
Phủi tay áo khi bái kiến vua chúa là cách để chứng minh bản thân ngay thẳng, lỗi lạc
Hy vọng qua bài viết ngắn trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về văn hóa Trung Quốc, con người Trung Quốc và nuôi dưỡng niềm đam mê học tiếng Trung Quốc của mình.
Nếu là một người yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy kiếm ngay cho mình 1 vé du học Trung Quốc để hiểu hơn về nền văn hóa thú vị này nhé!
==============================================================
Mọi thắc mắc cần hoặc ý kiến đóng góp cho chúng tôi vui lòng liên hệ:
DU HỌC & TIẾNG TRUNG NGUYÊN KHÔI
CS1: 08, Park2, Time City, Minh Khai, Hà Nội
CS2: Tầng 8, 148 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0965.055.855 – 0983.947.269 – 0965.115.155
Mục khác
- Văn hóa giao tiếp cần nhớ khi đi du học Trung Quốc
- Đến Thiên Tân nhất định phải ghé thăm siêu thư viện đẹp nhất thế giới – Tân Hải
- Triết lý âm dương trong ẩm thực truyền thống Trung Quốc
- Những món ăn trứ danh nhất định phải thử khi đến Trung Hoa
- 8 trường phái cơ bản trong ẩm thực Trung Quốc
- Bạn biết gì về Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc?
- Lộ diện ảnh hiếm về trang phục của phụ nữ Trung Quốc trong hơn 100 năm qua
- Tại sao Khổng Tử khẳng định 3 x 8 = 23?
- Khám phá những thắng cảnh nổi tiếng Trung Quốc qua tờ Nhân dân tệ
- 20 kết tinh văn hóa đặc sắc nhất mọi thời đại của Trung Quốc (P2)
Bình luận của bạn