Thương mại điện tử xuyên biên giới - Xu thế mới trong kỉ nguyên 4.0
Cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 nổ ra đã khiến cho thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng phát triển, đặc biệt là hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, thu hút sự tham gia của vô vàn nhà đầu tư. Theo nhận định của các chuyên gia, thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ trở thành xu hướng mới trong tương lai và ngành học mới đầy hứa hẹn.
Vậy bạn biết gì về lĩnh vực cũng như ngành học mới - Thương mại điện tử xuyên biên giới này?
Cùng Du học Nguyên Khôi tìm hiểu qua bài viết trong chuyên mục Kinh nghiệm du học Trung Quốc hôm nay.
1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI LÀ GÌ?
Hiểu một cách đơn giản, thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới là vượt khỏi phạm vi một quốc gia, mang tính liên kết toàn cầu. Theo đó, người tiêu dùng có thể đặt hàng từ khắp mọi nơi trên thế giới và thực hiện hoàn toàn trên nền tảng Internet, từ hoạt động tìm hiểu thông tin sản phẩm, đặt hàng, thanh toán.
2. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI - CUỘC CHƠI MANG TÍNH CÁCH MẠNG TOÀN CẦU
Ông Bernard Tay - Giám đốc Amazon Global Selling Đông Nam Á, Úc và New Zealand, Giám đốc mảng Dịch vụ Khách hàng của Amazon Singapore (Amazon.sg) nhận định: “Đại dịch đã mang lại nhiều biến động và rủi ro trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, những mối quan hệ quốc tế được thiết lập và phát triển qua nhiều thập kỷ toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự trao đổi kịp thời đối với các giải pháp, nguồn cung sản phẩm y tế cũng như các khoản quyên góp để giải quyết những thách thức chung mà chúng ta đang phải đối mặt trước đại dịch.”
Ông cho biết thêm: “Trong đại dịch, các kênh bán hàng trực tuyến là một trong những phương thức an toàn nhất để người tiêu dùng mua sắm các nhu yếu phẩm. Tôi tin rằng việc chuyển đổi hình thức mua sắm từ trực tiếp sang trực tuyến sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai dài hạn. Tại Mỹ, tần suất mua sắm trực tuyến tăng tới 14% đối với mọi danh mục hàng hóa và dịch vụ (theo báo cáo của McKinsey & Company). Hơn thế nữa, trong một số khảo sát được thực hiện gần đây tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Singapore, một tỷ lệ lớn người tiêu dùng khẳng định họ sẽ tiếp tục mua hàng trực tuyến ngay cả khi đại dịch đã kết thúc.
Trong khi đó, các doanh nghiệp đang dần chuyển sang các dịch vụ và kênh bán hàng kỹ thuật số để giảm thiểu tối đa tác động của đại dịch, đồng thời tăng cường khả năng phục hồi kinh doanh. Nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số đặc biệt cấp thiết đối với các doanh nghiệp thương mại truyền thống. Xu hướng này khiến chúng tôi suy nghĩ nhiều hơn về các phương thức giúp họ tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số để thích nghi với trạng thái ‘bình thường mới’.”
Bộ Công thương Việt Nam cũng khẳng định: "Thương mại điện tử xuyên biên giới đang nhanh chóng trở thành nhân tố cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu. Xu hướng này đã trở thành tất yếu, và không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc chơi.”
Minh chứng rõ rang nhất cho điều này là việc báo cáo mới đây của DHL cho thấy, tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử xuyên biên giới trên toàn cầu sẽ giữ vững ở mức 25% trong suốt 3 năm tới, gấp đôi so với thương mại điện tử nội địa. Theo đó, tổng giá trị các giao dịch sẽ tăng từ 300 tỷ USD năm 2015 lên ngưỡng 900 tỷ USD, chiếm đến 22% tổng giá trị thương mại điện tử toàn cầu vào năm 2020. Theo dự báo của Accenture, có đến 900 triệu người trên khắp thế giới sẽ trở thành "người tiêu dùng quốc tế" nhờ mua hàng nước ngoài qua Internet vào năm này.
Ở Đông Nam Á, dù chỉ mới trong giai đoạn đầu nhưng đã có thể nhận thấy nhiều tín hiệu khởi sắc. Tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm của 6 nước trong khối ASEAN (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Phillipines, Indonesia, Việt Nam) từ 2013 đến 2018 dự kiến sẽ tăng đến 37,6%, từ 7 tỷ lên 34,5 tỷ USD.
Từ những điều trên có thể thấy, với Internet, các rào cản về địa lý đang dần được xóa bỏ và việc mua bán, giao thương hàng hóa từ các nước qua các sàn thương mại điện tử không còn xa lạ. Không những vậy, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng cùng những con số dự báo khổng lồ còn cho thấy xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ còn tiếp tục bùng nổ trong những năm tới.
Xem thêm: 4 ngành học được tìm kiếm nhiều nhất trong mùa săn học bổng du học Trung Quốc 2022
3. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI ĐEM LẠI CƠ HỘI LỚN CHO CÁC STARTUP VIỆT
Phát biểu tại Hội nghị Thương mại điện tử quốc tế B2B Alibaba.com 2021, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá: Kết thúc năm 2020, thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam tăng trưởng 18%, đạt 11,8 tỷ USD, tuy thấp hơn so với dự báo nhưng đây vẫn là mức tăng trưởng cao. Việt Nam cũng là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á có mức tăng trưởng TMĐT 2 con số.
Trong thời gian qua, thị trường hàng hóa trong nước và thế giới đều chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, các hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) thương mại bị hạn chế, những chuỗi cung ứng trên thế giới bị đứt gãy dẫn đến nhiều khó khăn trong SXKD và xuất khẩu (XK). Hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) cũng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng khi các phương thức XTTM truyền thống bị huỷ hoặc hoãn trên hầu hết các thị trường XK lớn.
Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục XTTM tập trung nghiên cứu, triển khai và điều chỉnh nhiều hoạt động cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong đó, hoạt động XTTM thông qua môi trường TMĐT được triển khai đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh tăng trưởng XK, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
Đặt kỳ vọng lớn vào sự hợp tác với các đối tác Việt Nam, ông Zhang Kuo - Tổng giám đốc của Alibaba.com - chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn hợp tác với các đối tác tại Việt Nam và trên toàn cầu, hướng tới mục tiêu đến năm 2024, đạt tổng giá trị giao dịch hơn 100 tỷ USD, hỗ trợ hơn 10 triệu DN vừa và nhỏ trên khắp thế giới và có trên 10.000 nhà cung cấp đến từ Việt Nam hoạt động thương mại B2B trên Alibaba.com.”
“Chúng tôi cam kết và đầu tư lâu dài với niềm tin mạnh mẽ vào các DN nhỏ và vừa Việt Nam” - ông Zhang Kuo nói.
Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục XTTM - cho hay: Trong thời gian 3 năm tới, Cục XTTM và Alibaba.com đã lên kế hoạch tiếp tục triển khai chuỗi sự kiện nâng cao năng lực cho các DN tại các địa phương trên toàn quốc, dự kiến trên 1.200 DN sẽ được hưởng lợi từ chương trình này. Bên cạnh đó, cán bộ từ các tổ chức XTTM, hiệp hội ngành hàng, các tổ chức hỗ trợ thương mại cũng được tham gia các hoạt động huấn luyện, nâng cao năng lực về TMĐT. Ngoài ra, các kế hoạch dài hơi mang tính chiến lược trong quan hệ hợp tác hai bên liên quan đến chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu DN và thương hiệu sản phẩm, nâng cao nhận thức, hỗ trợ tư vấn DN lên sàn Alibaba.com sẽ được lên kế hoạch và triển khai đồng bộ.
Từ những thông tin trên có thể thấy tiềm năng vô hạn của lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới trên toàn cầu. Bên cạnh đó, nhu cầu về đội ngũ nhân lực chất lượng cao cũng càng thêm phần cấp thiết.
Chính vì vậy, theo học chuyên ngành Thương mại điện tử xuyên biên giới được xem như lựa chọn “thời thượng” trong thời kỳ cách mạng 4.0 hiện nay.
4. CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI HỌC GÌ?
Chuyên ngành thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ cung cấp những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới.
Hệ thống bài giảng mang tầm nhìn quốc tế giúp sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo có thể tham gia vào các công ty thương mại điện tử xuyên biên giới, tham gia các mô hình kinh doanh B2B, B2C, C2C, các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới khác nhau của bên thứ ba, có thể vận hành, xúc tiến chuyên sâu, chi tiết dịch vụ khách hàng và có tiềm năng phát triển bền vững….
Khám phá ngay: Thông tin A-Z về chuyên ngành Thương mại điện tử xuyên biên giới
5. HỌC CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI Ở ĐÂU?
Trung Quốc là thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, với giá trị doanh thu ước đạt 630 triệu USD trong năm 2015, theo hãng tư vấn McKinsey. Giá trị thị trường thương mại điện tử của Trung Quốc lớn hơn thị trường thương mại điện tử Mỹ gần 80%. Trung Quốc đã vượt Mỹ trong mảng thương mại điện tử hơn 2 năm trước.
Nhờ sự kết hợp giữa du lịch nước ngoài, sử dụng internet tăng, người tiêu dùng ngày càng quen thuộc với các nhãn hiệu nước ngoài cũng như nhu cầu ngày càng tăng với hàng hóa nước ngoài của người tiêu dùng Trung Quốc, đến năm 2020, nước này được dự đoán sẽ trở thành thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới lớn nhất thế giới, theo China Internet Watch.
Theo một phân tích của eMarketer, có đến 40% người tiêu dùng trực tuyến Trung Quốc hiện đang mua hàng hóa từ nước ngoài, với mức chi ước tính khoảng 40 tỷ USD trong năm 2015, chiếm hơn 6% tổng tiêu dùng thương mại điện tử của Trung Quốc và tăng trưởng với tốc độ hàng năm 50%.
Nhập khẩu của Trung Quốc thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới tăng mạnh từ năm 2011, chủ yếu do người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng quen với mua sắm trực tuyến. Thông qua các sàn giao dịch trực tuyến, người tiêu dùng có thể tìm thấy các sản phẩm mới không có trên thị trường nội địa. Chính phủ Trung Quốc cũng hỗ trợ thương mại trực tuyến xuyên biên giới thông qua các chính sách cụ thể. Năm 2014, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành một Thông báo quốc gia ghi nhận tầm quan trọng của thương mại điện tử xuyên biên giới và nhập khẩu thông qua thương mại điện tử. Chính phủ Trung Quốc cũng đã phê chuẩn việc thành lập các thành phố thử nghiệm toàn diện thương mại điện tử xuyên biên giới. Tính đến năm 2016, Trung Quốc đang có 13 thành phố thử nghiệm, bao gồm: Hàng Châu, Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh, An Huy, Trịnh Châu, Quảng Châu, Thành Đô, Đại Liên, Ninh Ba, Thanh Đảo, Thâm Quyến và Tô Châu. Nhờ các chính sách trên và sự hỗ trợ của chính phủ, các start-ups nhỏ như Xiaohongshu và Ymatou đã nổi lên như là những người chơi chính trên thị trường, bên cạnh gã khổng lồ Alibaba.
Bên cạnh đó không thể kể đến yếu tố có 1-0-2 trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc. Chính vì vậy, du học Trung Quốc ngành Thương mại điện tử xuyên biên giới là một trong những lựa chọn tuyệt vời nhất trong giai đoạn hiện tại.
Nguyên Khôi – Nâng tầm tri thức
==============================================================
Mọi thắc mắc cần hoặc ý kiến đóng góp cho chúng tôi vui lòng liên hệ:
DU HỌC & TIẾNG TRUNG NGUYÊN KHÔI
Add: Liền kề C9, Pandora 53 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0965.055.855 – 0983.947.269 – 0965.115.155
Mục khác
- Kinh nghiệm du học Trung Quốc tuyệt đối không được bỏ qua
- Tự chuẩn bị hồ sơ du học Trung Quốc hay qua trung tâm?
- 10 lợi ích to lớn nhận được khi du học
- Tại sao nên du học Trung Quốc?
- Một vài nét chung về đất nước Trung Quốc
- Các bước chuẩn bị hồ sơ du học Trung Quốc
- Cách đổi Nhân dân tệ khi ở Trung Quốc
- Du học Trung Quốc có gì thú vị?
- Du học vừa học vừa làm tại Trung Quốc – xu hướng mới của giới trẻ
- Quy định về độ tuổi để đi du học Trung Quốc
Bình luận của bạn