Đăng nhập

Hủy

Đăng ký tài khoản

Hủy

Lấy lại mật khẩu

Hủy

Truyền thuyết ông Công ông Táo trong văn hóa Trung Quốc

Không giống như phiên bản Táo quân Việt Nam với Trọng Cao - Thị Nhi, truyền thuyết ông Công ông Táo (Táo Quân) trong văn hóa Trung Quốc có đôi chút khác biệt. Cùng Du học & Tiếng Trung Nguyên Khôi khám phá truyền thuyết ông Công ông Táo trong văn hóa Trung Quốc qua bài viết dưới đây.

Sự tích Táo quân ở Trung Quốc có chút khác biệt so với Việt Nam

Ngày xưa, có hai vợ chồng đốn củi sống sâu trong rừng, cuộc sống nghèo khó, ăn không đủ ăn, mặc không đủ mặc nhưng không biết làm cách nào thoát ra khỏi tình cảnh này. Cuộc sống quá bế tắc khiến người chồng chán nản, sinh ra rượu chè.

Người chồng thường kết thúc công việc đốn củi và trở về nhà mỗi ngày khi đêm đã khuya. Thậm chí, gã luôn khi đi tỉnh táo khi về say mèm, không còn làm chủ được suy nghĩ, hành động của chính mình.

Thậm tệ hơn, để xả nỗi uất hận với cuộc đời, ông ta thường trút hết mọi giận dữ lên bà vợ đáng thương bằng những trận đòn roi đau đớn. Đòn xuống đầu mỗi ngày thay cơm, lâu dần, người vợ xem nó như một thói quen. Và vì thương chồng nên người vợ đều nhẫn nhục từ tháng này sang tháng khác, năm này qua năm khác.

Tuy nhiên mọi sự chịu đựng có giới hạn, khi không thể nhẫn nhịn được nữa, bà vợ đã bỏ trốn khỏi túp lều trong rừng để đi tìm một cuộc sống mới, không bao giờ muốn trở về nơi tăm tối này một lần nào nữa.

Nhiều ngày trôi qua, vừa đói vừa khát nhưng người phụ nữ ấy vẫn chưa ra được khỏi rừng mà bụng thì đói, đôi chân đã rớm máu rất đau đớn.

May mắn thay, trong lúc đang kiệt sức và tuyệt vọng, người vợ nhìn thấy ca-bin của 1 thợ săn. Người đàn ông tốt bụng mang đồ ăn và cho cô chỗ ngủ ấm áp. Thời gian qua đi, hai người dần nảy sinh tình cảm và lấy nhau.

Cuộc sống mới bên người thợ săn yêu mến mình hết mực, người vợ đã quên mất quá khứ cùng người chồng cũ.

Mọi thứ cứ thế bình lặng trôi qua cho đến một ngày gần Tết, đúng lúc người thợ săn đang vắng nhà, một người ăn xin gõ cửa để xin thức ăn. Người vợ thương tình mời kẻ ăn xin vào nhà, cảm thương trước vẻ rách rưới đang run lên vì đói rét, cô đã sửa soạn cho hắn 1 bữa cơm thịnh soạn. Trong khi quan sát kẻ vô gia cư, nghèo đói ăn ngấu nghiến hết món này đến món khác, cô chợt nhận ra đây chính là người chồng cũ của mình.

Đúng lúc này, cô nghe rõ tiếng bước chân của chồng mình sắp về tới nơi. Cô hoảng loạn không biết nên làm gì vì vừa thương cho người chồng cũ vừa lo lắng cho hạnh phúc vừa chớm nở của mình với chồng mới. Trong lúc rối trí cô chỉ nghĩ được cách giấu kẻ ăn xin vào đống rơm sau nhà, đợi lúc phù hợp để cho ông ta đi.

Người vợ gặp lại chồng trong hoàn cảnh ăn xin, nảy sinh lòng trắc ẩn và bắt đầu cho bi kịch của cả 3

Không may, ngày hôm đó người thợ săn mang về rất đồ  về sau buổi săn thành công nên anh hun hết đống rơm sau nhà để nướng thịt.

Rơm khô, lửa bén, chẳng mấy chốc lửa bùng lên phừng phừng. Ngồi trong đống rơm, người ăn xin hoảng sợ định hét lên nhưng sợ rằng mình làm ảnh hưởng tới người phụ nữ tốt bụng đã cho anh bữa ăn thịnh soạn nên ông cố gắng giữ im lặng.

Biết chồng cũ bỏ mạng trong đám cháy lớn, người vợ vì quá thương xót và hối hận đã vùi mình vào ngọn lửa đang rực cháy. Người thợ săn thấy thế dù không hiểu gì nhưng cố ngăn lại nhưng không thể. Thấy người vợ yêu quý chết trước mắt mình, anh cũng lao theo vào ngọn lửa vì nghĩ rằng nếu không có vợ cuộc sống của mình cũng không còn ý nghĩa nữa.

Cảm động trước câu chuyện của 3 người nên dân làng lập đền thờ 3 người nọ tỏ lòng tôn trọng. Sau đó người đời gọi 3 người này là các Táo Quân, hay 3 vị thần Bếp Núc.

Từ đó, người dân Trung Quốc thường lấy ngày 23 tháng chạp (ÂL) làm ngày cúng 3 vị Táo quân. Đây cũng là tập tục mang đặc trưng văn hóa Trung Quốc vô cùng đặc sắc.

Ngày 23 tháng chạp (ÂL) được gọi là "tiểu niên" 小年 [xiǎo nián], tức tính đến ngày này, được coi như là đã hết năm và từ ngày "tiểu niên" đến đêm "trừ tịch" 除夕 [chú xī] (tức đêm giao thừa) là tiến hành các hoạt động để tiễn năm cũ và đón năm mới.

Dân gian Trung Quốc có tương truyền: 二十三,祭灶神;二十四,写大字;二十五,扫尘土;二十六,烀猪肉;二十七;杀年鸡;二十八,把面发;二十九,帖倒酉;三十夜,守一宿。(Dịch ý: hai mươi ba cúng Táo, hai mươi tư viết chữ (để treo ngày tết), hai mươi lăm quét bụi, hai mươi sáu nấu lợn, hai mươi bẩy giết gà, hai mươi tám làm mì (ăn mì vào ngày lễ tết là tục lệ của người Trung Quốc), hai mươi chín dán câu đối, đêm ba mươi "thủ" ở nhà (tức đêm 30 ko ra khỏi nhà)).

Xem thêm: Từ vựng tiếng Trung về Tết ông Công ông Táo

==============================================================

Mọi thắc mắc cần hoặc ý kiến đóng góp cho chúng tôi vui lòng liên hệ:

DU HỌC & TIẾNG TRUNG NGUYÊN KHÔI

CS1: 08, Park2, Time City, Minh Khai, Hà Nội
CS2: Tầng 8, 148 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0965.055.855 – 0983.947.269 – 0965.115.155

Bình luận của bạn