Đăng nhập

Hủy

Đăng ký tài khoản

Hủy

Lấy lại mật khẩu

Hủy

8 môn nghệ thuật nổi tiếng Trung Hoa

Trung Hoa được bến đến là đất nước có nhiều bậc kỳ tài, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùng nền văn hóa đậm chất Á Đông nên không khó hiểu khi nghệ thuật của Trung Quốc cũng được đánh giá cao. Nổi bật trong đó phải kể đến 8 môn nghệ thuật được coi là tinh túy của đất nước “Thần Châu” dưới đây.

Cùng du học & Tiếng Trung Nguyên Khôi săn học bổng Trung Quốc khối ngành nghệ thuật để tìm hiểu và trải nghiệm nền văn hóa đa dạng này. 

1. Thêu thùa

Với bề dày ít nhất 2000 năm đến 3000 năm lịch sử, thêu được coi là một nghệ thuật dân gian truyền thống lâu đời tại Trung Quốc. Chất liệu vải thêu truyền thống thường là lụa tơ tằm, mặc dù ngày nay chết liệu vải thêu đã được đa dạng hơn tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Công nghệ thêu của đất nước triệu dân đạt đến một trình độ cực kì tinh sảo và cao cấp trong triều đại Tần Hán, những sản phẩm này từng là những mặt hàng trong lịch sử của “Con đường tơ lụa”.

Trong lịch sử lâu dài cùng sự pha trộn của nhiều khu vực rộng lớn, sự khác biệt trong văn hóa, phong tục đã mang lại cho nghề thêu Trung Quốc những nét riêng biệt, các chủng loại thêu với nhiều hình thêu như: Cố thêu, Tô thêu, Thục thêu, Tương thêu, Việt thêu, Kinh thêu, Biện thêu, Lỗ thêu, Ôn thêu…và rất nhiều cái tên khác.

2. Cắt giấy

Nghệ thuật cắt giấy là một nghệ thuaattj thủ công truyền thống dân gian của Trung Quốc. Đây là nghệ thuật dùng kéo hoặc dao khắc để cắt hoa văn trên giấy, dùng để trang trí trong sinh hoạt hàng ngày hoặc những ngày lễ tết. 

Loại hình nghệ thuật này đã được lưu truyền ở quốc gia này trong hơn 1500 năm, khởi nguyên nghệ thuật cắt giấy từ thời Tây Hán trước công nguyên với hình thức ban sơ là cắt hoa trên da động vật đã bào chế hoặc mảnh đồng, bạc, vàng dát mỏng và được thay thế bằng giấy khi Trung Quốc phát minh và sản xuất ra giấy. Ngày nay nghệ thuật cắt giấy trở thành một báu vật trong kho tàng nghệ thuật độc đáo của đất nước Trung Hoa.

Xem thêm: Những tác phẩm văn học kinh điển Trung Quốc bên cạnh Tứ đại danh tác

3. Cờ vây

Cờ vây với tên gọi đầu tiên là “Dịch” hay “Kỳ”, đây là một trò chơi trí tuệ cổ đại, được phát minh bởi Nghiêu Đế, đến nay đã có hơn 4000 năm lịch sử và trở thành một trong tứ nghệ của Trung Hoa: Cầm, Kỳ, Thi, Họa (Kỳ nghĩa là cờ vây), được coi là trò chơi bảng lâu đời nhất còn được tiếp tục chơi cho đến ngày nay. 

Mặc dù có từ xa xưa, nhưng luật chơi của nó lại không hề bị biến đổi theo thời gian như những trò chơi cổ khác. Bàn cờ được định hình với lưới kẻ dòng có kích cỡ 19x19 và có hệ thống 9 mức độ để bình phẩm, đánh giá trình độ người chơi. Trò chơi này đã từng là một môn học bắt buộc để tu luyện của giai cấp trí thức Trung Quốc. Tính đến năm 2018, có khoảng 40 triệu người chơi cờ vây trên toàn thế giới. 

4. Gốm sứ 

Không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc, sự tinh xảo và hoàn mỹ của gốm sứ Trung Hoa được cả thể giới công nhận. Loại hình nghệ thuật này có thể coi là một biểu tượng văn minh lịch sử cổ đại, là quốc bảo trong văn hóa nghệ thuật của dân tộc triệu dân.

Trung Quốc được gọi là “đất nước của sứ” khi đã phát minh ra sứ là một đóng góp to lớn cho nền văn minh thế giới. Ngày nay công nghệ sản xuất sứ của Trung Quốc đã lan rộng trên thế giới và có những đóng góp quan trọng trong việc trao đổi văn hóa giữa Trung Quốc và các nước.

5. Trà

Trà là đồ uống phổ biến đứng thứ hai trên thế giới (sau nước uống). Trung Quốc là quốc gia đầu tiên và sớm nhất trên thế giới khám phá và sử dụng cây trà, có thể nói đây là thức uống dân tộc của người Trung Hoa. Trồng trà, pha trà và uống trà đều có nguồn gốc từ đất nước này. 

Theo những tài liệu cổ của Trung Quốc, trà là do Thần Nông - một trong Tam Hoàng của văn hóa Trung Hoa tìm ra trong quá trình tìm kiếm các loại cây cỏ trong tự nhiên có tác dụng chữa bệnh. Vì vậy trà ban đầu chỉ được sử dụng với mục đích chữa bệnh, chỉ được dùng cho tầng lớp hoàng gia, quý tộc và luôn được coi là biểu tượng tôn giáo truyền thống. 

Xem thêm: Top 10 bí ẩn lịch sử Trung Hoa ngàn năm chưa lời giải đáp

6. Kinh kịch

Kinh kịch được coi là một loại hình nghệ thuật tinh túy, là quốc bảo đối với Trung Quốc, loại hình nghệ thuật này còn được gọi là Ca kịch Phương Đông. 

Kinh kịch là một trong năm thể loại ca kịch đầu tiên của Trung Quốc. Nó bắt nguồn từ thể loại tuồng cổ địa phương, đặc biệt là “Huy Ban” tức “đoàn tuồng An Huy” lưu hành tại Miền Nam Trung Quốc hồi thế kỷ 18. 

Kinh kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, bằng cả quá trình thể hiện hợp nhất giữa “Ca, nói, biểu hiện, đấu võ, vũ đạo”, để thuật lại các cốt truyện, khắc họa nhân vật. Sau khi hình thành kinh kịch đươc cùng đình triều đại nhà Thanh vô cùng yêu thích và phát triển rộng rãi. Kinh kịch là loại hình sân khấu đặc sắc của Trung Quốc mang đậm nét văn hóa thuần túy Á đông.

7. Võ thuật 

Võ thuật Trung Quốc có lịch sử hình thành hơn 4000 năm, được hình thành và phát triển không chỉ vì mục đích chiến đấu mà còn vì mục đích rèn luyện cơ thể, ý chí kiên định. Đây là một di sản quý giá nổi bật của người dân Trung Quốc. 

Võ thuật Trung Hoa (hay còn gọi là Kungfu) khởi nguồn từ văn hóa của xưa của Trung Quốc. Võ thuật bắt nguồn từ Đạo gia (trường phái Đạo) vì vậy nó cũng mang mục đích tu luyện. Bên cạnh việc phòng vệ, ngăn chặn bạo lực loại hình nghệ thuật này giúp nâng cao đạo đức, tăng cường sức khỏe và dưỡng sinh. Trong tiếng Trung “võ thuật” được tạo nên bới hai kí tự là “ngăn chặn” và “chiếc giáo”. Vì vậy, võ thuật đã trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành nền văn hóa Thần truyền của dân tộc Trung Hoa.

Xem thêm: Học bổng toàn phần khối ngành nghệ thuật không cần HSK tại Thành Đô – Tứ Xuyên

8. Thư Pháp

Thư pháp là phép viết chữ của người Trung Hoa được nâng lên thành nghệ thuật và có sức ảnh hưởng sâu sắc đến các nước như Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc. Kể từ khi văn tự xuất hiện tại Trung Quốc cách đây 5000 năm, Hán tự đã có những thành tựu bất tử đối với sự phát triển của đất nước Trung Hoa. 

Khởi nguồn từ chữ giáp cốt của triều nhà Thương, kim văn của thời nhà Chu, văn thạch khắc, chữ triện của nhà Tần, chữ lệ của thời Hán. Từ sự phát minh ra chữ viết của tổ tiên dần phát triển thành thư pháp. 

Thư pháp là một bộ môn nghệ thuật có quy tắc nghiêm ngặt đòi hỏi người viết phải có sự dày công khổ luyện. Đường nét và bố cục và cái hồn của tác phẩm đều phải thật tròn trịa và hoàn hảo. Thư pháp Trung Quốc không đơn giản chỉ là chữ viết, nó còn là cái hồn và tinh thần của cả một quốc gia. Nghệ thuật thư pháp Trung Hoa ngày nay đã được lan rộng tại nhiều nước trên thế giới, nhưng nó vẫn giữ một một nết đẹp riêng không thể mai một, nhầm lẫn.

Và tất nhiên, nếu có bất cứ thắc mắc gì về việc học tiếng Trung, xin học bổng du học Trung Quốc thì Nguyên Khôi với nhiều năm kinh nghiệm trong đào tạo và tư vấn du học Trung Quốc chắc chắn sẽ luôn lắng nghe và giúp đỡ bạn. Inbox ngay fanpage DU HỌC NGUYÊN KHÔI/ Tiếng Trung Nguyên Khôi hoặc liên hệ ngay hotline 0983.947.269 - 0965.055.855 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nguyên Khôi – Nâng tầm tri thức

==============================================================

Mọi thắc mắc cần hoặc ý kiến đóng góp cho chúng tôi vui lòng liên hệ:

DU HỌC & TIẾNG TRUNG NGUYÊN KHÔI

Add: Liền kề C9, Pandora 53 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0965.055.855 – 0983.947.269 – 0965.115.155

Bình luận của bạn