Đăng nhập

Hủy

Đăng ký tài khoản

Hủy

Lấy lại mật khẩu

Hủy

Người Trung Quốc ăn gì trong ngày Tết âm lịch?

Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc vô cùng đa dạng và độc đáo. Trong đó đáng chú ý hơn cả là bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi.

Khám phá thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc trong dịp Tết âm lịch qua bài viết dưới đây của Nguyên Khôi bạn nhé!

Mì Trường Thọ

Giống như tên gọi, món mì Trường Thọ tượng trưng cho lời chúc về sức khỏe và sống thọ vào đầu năm mới.

Điểm đặc biệt của món mì này là cả bát chỉ có… 1 sợi mì. Và chính chiều dài của mì mang ý nghĩa tuổi thọ ngày càng tăng.

Thông thường mi được xào hoặc luộc rồi chan thêm nước dùng, ăn kèm với nhân tôm hoặc thịt và rau củ.

Sủi cảo

Người Trung Quốc có truyền thống ăn sủi cảo vào dịp đầu năm mới và điều này có ý nghĩa tạm biệt năm cũ qua, chào năm mới - một mùa xuân mới tới.

Món ăn này có nhân làm từ hỗn hợp thịt lợn băm và rau củ, được gói trong vỏ bánh làm bằng bột mỳ.

Thông thường người Trung Quốc thường dùng bắp cải hay củ cải để làm nhân sủi cảo với ý nghĩa thịnh vượng.

Đôi khi người ta bỏ một đồng tiền xu vào chiếc bánh ngẫu nhiên. Nếu ai lấy trúng chiếc bánh có tiền xu thì coi như năm mới nhiều điều may mắn tốt lành.

Và sủi cảo khi hấp hoặc lúc được dọn ra đều được xếp theo hình thẳng dọc chứ không xếp theo dạng hình tròn vì người Trung Quốc tin rằng, nếp sắp bánh theo hình tròn thì cuộc đời lòng vòng không phát triển được.

Xem thêm: Văn hóa truyền thống Trung Quốc

Các món cá

Trong tiếng Trung Quốc, chữ cá ( -yú) có cùng cách phát âm như , có nghĩa là "thặng dư" hoặc "thêm". Vì vậy, người Trung Quốc thường ăn cá vào năm mới với ý nghĩa thêm của cải, vốn liếng dư thừa.

Thông thường, các loài cá được chọn làm món ăn đón tân niên sẽ dựa vào cách phát âm tương đồng với những điều con người cầu mong. Chẳng hạn, cá diếc, cá trôi tàu đại diện cho sự may mắn, cá trê thể hiện ước muốn dư dả.

Bánh tổ (niên cao)

Bánh tổ là một trong những món ăn ngày tết của người Trung Quốc không thể thiếu được trong bữa ăn ngày Tết nguyên đán.

 Trong tiếng Trung, bánh gạo niên cao phát âm tương tự “năm sau cao hơn năm trước”. Sự tăng lên ở đây có thể là tiền bạc lẫn địa vị, thăng tiến trong công việc. Theo người Trung Quốc, điều này đồng nghĩa với sự thăng tiến, giàu có, trẻ em cao lớn hơn hay sự phát triển trong mọi mặt đời sống.

Nguyên liệu chính để làm bánh gạo là gạo nếp, đường, hạt dẻ, chà là Trung Quốc và lá sen.

Chả giò

Chả giò được ăn vào năm mới với ý nghĩa mang lại sự giàu có, tiền tài. Bởi những chiếc chả giò tròn được rán vàng ươm nên nhìn rất giống các thỏi vàng xưa của Trung Quốc.

Do đó, vào năm mới ở Trung Quốc, có rất nhiều vùng sử dụng chả giò như là món ăn có mặt thường xuyên trong bàn tiệc. Ví dụ như ở Giang Tây, Giang Tô, Thượng Hải, Phúc Kiến, Quảng Châu, Thâm Quyến.

Chả giò được gói thành hình trụ, nhân là rau củ, thịt hoặc đồ ngọt rồi rán chín để có màu tương tự như thỏi vàng, thể hiện ước muốn giàu sang trong năm mới.

Chè trôi nước

Chè trôi nước là món ăn chính trong lễ hội đèn lồng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ngoài lễ hội đèn lồng thì món chè này còn được sử dụng cho ngày Tết đầu năm.

Chè trôi nước trong tiếng Trung được gọi là Tāngyuán. Từ này phát âm tương tự như từ “đoàn viên”.

Ngoài ra, chính hình dạng tròn tròn của nhiều viên chè trong bát cũng được hiểu là mang ý nghĩa gia đình sum vầy. Đó là lý do vì sao món chè này được yêu thích vào ngày Tết ở Trung Quốc.

Xem thêm: Bạn biết gì về Tết âm lịch Trung Quốc?

==============================================================

Mọi thắc mắc cần hoặc ý kiến đóng góp cho chúng tôi vui lòng liên hệ:

DU HỌC & TIẾNG TRUNG NGUYÊN KHÔI

CS1: 08, Park2, Time City, Minh Khai, Hà Nội
CS2: Tầng 8, 148 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0965.055.855 – 0983.947.269 – 0965.115.155

Bình luận của bạn