Đăng nhập

Hủy

Đăng ký tài khoản

Hủy

Lấy lại mật khẩu

Hủy

Những truyền thuyết về Tết Trung thu ở Trung Quốc

Bạn có biết Tết Trung thu là ngày vô cùng quan trọng và ý nghĩa đối với người dân Trung Hoa. Theo văn hóa Trung Quốc, vào ngày này các thành viên trong gia đình Trung Quốc thường quây quần bên bữa cơm, thưởng nguyệt, ăn bánh Trung thu và kể cho nhau nghe những truyền thuyết từ thời cha ông để lại.

Cùng DU HỌC NGUYÊN KHÔI tìm hiểu về các truyền thuyết liên quan đến ngày Tết Trung thu ở Trung Quốc bạn nhé!

1. Truyền thuyết Hằng Nga và Hậu Nghệ

Chị Hằng là ai? Tại sao chị Hằng lại gắn liên với ngày tết Trung thu? Đây là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc.

Theo truyền thuyết của người dân Trung Hoa, Hằng Nga gắn liền với câu chuyện về Hậu Nghệ, có rất nhiều các dị bản khác nhau về truyền thuyết này, nhưng phổ biến nhất, được lưu truyền nhiều nhất như sau: Xưa kia Hằng Nga và Hậu Nghệ là những vị thần bất tử trên tiên giới. 

Vào một ngày, mười người con trai của Ngọc Hoàng, biến thành mười mặt trời làm cho mặt đất trở nên nóng bỏng và khô cằn, khiến cuộc sống con người trở nên khốn khó, thất bại trong việc ra lệnh cho các con ngừng phá hủy mặt đất, Ngọc Hoàng triệu Hậu Nghệ đến cứu giúp. Bằng tài bắn cung của mình Hậu Nghệ đã bắn hạ chín mặt trời, chỉ để lại một mặt trời. 

Việc để lại một mặt trời đồng nghĩa với chín mặt trời là chín người con của Ngọc Hoàng đã chết, Ngọc Hoàng vô cùng tức giận vì điều này, ngay lập tức Ngọc Hoàng đày Hằng Nha và Hậu Nghệ xuống hạ giới để sống cuộc sống con người. 

Bị đày làm người thường, Hằng Nga rất đau khổ, vì thương vợ Hậu Nghệ quyết định lên đường đi tìm lại thuốc trường sinh để hai người có thể trở lại cuộc sống bất tử. Vào cuối cuộc hành trình, Hậu Nghệ đã gặp Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu đồng ý cho Hậu Nghệ một viên thuốc, nhưng dặn rằng mỗi người chỉ cần nửa viên để trở thành bất tử.

Hậu Nghệ mang viên thuốc về nhà và cất nó trong một cái hộp. Hậu Nghệ dặn Hằng Nga không được mở chiếc hộp và sau đó rời khỏi nhà trong một khoảng thời gian. Nhưng điều này lại khiến Hằng Nga tò mò, Nàng mở chiếc hộp và nhìn thấy viên thuốc cùng lúc đó Hậu Nghệ quay trở lại nhà. Sợ rằng Hậu Nghệ có thể nhìn thấy mình đang lục lọi chiếc hộp, nên vô tình Hằng Nga đã nuốt chửng viên thuốc. Ngay lập tức Hằng Nga bay lên trời do thuốc quá mạnh. Hằng Nga cứ bay lên mãi cho đến khi hạ xuống được Mặt Trăng. 

Vì quá thương nhớ người vợ hiền, cứ vào dịp trăng tròn, Hậu Nghệ lại bày một mâm cỗ với những món vợ thích, mong cô có thể trông thấy từ cung trăng. Phong tục này được người dân noi theo và dần trở thành lễ Trung thu, với mong ước sum vầy và cầu may từ Hằng Nga.

Xem thêm: Từ vựng tiếng Trung về chủ đề Tết Trung thu

2. Truyền thuyết Thỏ ngọc

Trong văn hóa Trung Quốc, Thỏ ngọc - 玉兔 là con vật luôn được gắn liền với Hằng Nga và thường dùng cái chày để giã thuốc trường sinh và trông coi cung trăng. Giống như truyền thuyết Hằng Nga, truyền thuyết về Thỏ Ngọc cũng có rất nhiều dị bản khác nhau. 

Truyền thuyết được nhiều người nhắc đên nhất là câu truyện: Có 3 vị thần tiên đã hóa thành những ông lão tội nghiệp đi lang thang để xin thức ăn của ba con vật là cáo, khỉ, thỏ. hai con cáo và khỉ thì có đủ thức ăn để cứu giúp, chỉ riêng một mình thỏ là không có gì trong tay. Vì thế, thỏ đã tự nhảy vào đống lửa ngay bên cạnh mình, tự nướng mình để làm thức ăn cho ba ông lão. Các vị thần này đã vô cùng cảm động trước tinh thần của thỏ nên đã đưa thỏ lên cung trăng, làm bạn với Hằng Nga và từ đó thỏ có tên là Thỏ Ngọc.

3. Truyền thuyết về bánh Trung thu

Món ăn này xuất hiện cách đây 3.000 năm trước, Tương truyền rằng, cuối thời Nguyên của Trung Quốc có hai vị lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn. Để có thể truyền đạt tin tức và mệnh lệnh một cách bí mật, người ta đã làm những cái bánh hình tròn, trong những cái bánh này đều có nhét thêm một tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng Tám âm lịch. 

Sau đó, cuộc chiến thành công, Chu Nguyên Chương lập nên triều đại nhà Minh. Từ đó, ăn nguyệt bánh vào ngày trăng tròn đã trở thành một phong tục trong ngày lễ Trung thu. Ngày này, những thành viên trong gia đình cùng nhau ăn tối, tặng bánh như một lời cầu chúc sức khỏe, tròn đầy.

Xem thêm: Nét đẹp Tết Trung thu truyền thống của người Trung Quốc

Và tất nhiên, nếu có bất cứ thắc mắc gì về việc học tiếng Trung, xin học bổng du học Trung Quốc thì Nguyên Khôi với nhiều năm kinh nghiệm trong đào tạo và tư vấn du học Trung Quốc chắc chắn sẽ luôn lắng nghe và giúp đỡ bạn. Inbox ngay fanpage DU HỌC NGUYÊN KHÔI/ Tiếng Trung Nguyên Khôi hoặc liên hệ ngay hotline 0983.947.269 - 0965.055.855 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

 

DU HỌC NGUYÊN KHÔI - Chuyên biệt về du học Trung Quốc

==============================================================

Mọi thắc mắc hoặc ý kiến đóng góp vui lòng liên hệ:

DU HỌC & TIẾNG TRUNG NGUYÊN KHÔI

Add: Liền kề C9, Pandora 53 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0965.055.855 – 0983.947.269 – 0965.115.155 - 0866.7575.79

Bình luận của bạn