'Nhị bái cao đường' có ý nghĩa gì trong văn hóa Trung Quốc?
Vì sao trong hôn lễ xưa kia ở Trung Quốc có nghi thức “Nhị bái cao đường”? Cao đường ở đây mang ý nghĩa gì?
Cùng tìm hiểu về nghi thức truyền thống “nhị bái cao đường” trong văn hóa Trung Quốc nhé!
Nhị bái cao đường là nghi thức truyền thống trong lễ cưới của người Trung Quốc
Xem thêm: Khám phá ẩm thực Trung Quốc qua những món ăn ‘nhẵn mặt’ trong phim cổ trang
Nếu thường xuyên xem phim cổ trang Trung Quốc chắc hẳn bạn không còn lạ lẫm với nghi thức bái lễ của người Hoa. Thông thường, trong hôn lễ thời xưa ở Trung Quốc, khi tân lang tân nương làm lễ bái đường, người chủ trì buổi lễ sẽ hô to: “Nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường, phu thê giao bái”. Bái cao đường ở đây chính là bái cha mẹ, nhưng vì sao lại dùng từ “cao đường” thì nhiều người chưa hẳn đã rõ.
Lý giải cho phong tục này, “Thuyết văn giải tự” lý giải về chữ “đường” như sau: “Đường, điện dã”, tức ban đầu, “đường” và “điện” là hai từ mang nghĩa và được dùng như nhau. Nhưng cùng với sự ra đời của xã hội phong kiến, vị trí của bậc đế vương ngày càng trở nên tôn quý, đến cả câu từ cũng phải chuyên dụng. Vì vậy kể từ sau thời nhà Đường, “điện” chuyên dùng để chỉ nơi ở của hoàng đế và có sự khác biệt rõ ràng về nghĩa với từ “đường”. Nhà ở của dân thường có “đường ốc”, tức gian trên hay còn gọi là chính phòng. Từ “đường” trong “cao đường” ý chỉ “nội đường”, tức nơi ở của cha mẹ.
Mà theo tập tục xưa, con cái phải đến phòng ở của cha mẹ để vấn an, thăm hỏi: “ Cha mẹ hôm nay sức khỏe thế nào? Có khỏe không ạ?”.
Riêng từ “cao” thì có nhiều cách lý giải. Có quan điểm cho rằng, đó là do con cái phải bái kiến cha mẹ trong căn phòng cao lớn, lại có quan điểm, từ “cao” hàm ý tôn trọng.
Bất luận được lý giải thế nào, từ “cao đường” vẫn mang một nét nghĩa - chỉ nơi ở, là chốn tôn nghiêm dành cho cha mẹ. Lâu dần, từ này được suy rộng ra với nghĩa phụ mẫu. Ví như từ “nội đường” được đề cập ở trên có thời điểm dùng để chỉ mẫu thân. Ngoài ra còn có cách gọi nho nhã và tôn kính khác dành cho mẹ là “Huyên đường”.
Từ này được lấy ra từ một câu thơ trong “Thi kinh Vệ phong”. Đại ý viết rằng, “huyên thảo” (cây hoa hiên) phải được trồng ở Bắc đường. “Huyên thảo” còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là “Vong ưu thảo” (cỏ tiêu sầu, hóa giải muộn phiền). Người Trung Quốc xưa kia quan niệm, nếu trồng cỏ huyên ở Bắc đường có thể quên hết phiền muộn. Trong khi đó, Bắc đường thường dùng để chỉ phòng ở của mẹ. Do đó, người ta dùng “huyên đường” để chỉ nơi ở của mẫu thân, suy rộng ra là cách gọi tôn quý dành cho đấng sinh thành.
Cao đường được lấy từ ý của từ một câu thơ trong “Thi kinh Vệ phong”
Dù cuộc sống bên ngoài có ưu phiền, lo lắng bao nhiêu, nhưng khi trở về nhà, được ăn bát cơm mẹ nấu, được mẹ vỗ về, an ủi, mọi ưu phiền, sầu muộn trong ta sẽ được xua tan. Vì vậy, chẳng ai khác ngoài mẹ là “vong ưu thảo” của những đứa con thơ.
Bạn có cảm thấy bài chia sẻ của Nguyên Khôi thiết thực và bổ ích không? Comment vấn đề bạn quan tâm ngay dưới bài viết, inbox fanpage DU HỌC NGUYÊN KHÔI để chúng mình được biết nhé!
Ngoài ra nếu bạn thấy thú vị hay “đây chính là điều bạn bè mình cần biết” thì đừng tiếc 1 like hay 1 share để bài viết của Nguyên Khôi đến được nhiều người hơn bạn nhé!
Chúc bạn luôn giữ được niềm tin và đam mê của mình!
Cảm ơn vì đã đồng hành cùng Nguyên Khôi trên hành trình chinh phục ước mơ du học Trung Quốc.
NguyenKhoiEdu – Tổ hợp giáo dục Tư vấn du học & Đào tạo Hán ngữ chất lượng cao
==============================================================
Mọi thắc mắc cần hoặc ý kiến đóng góp cho chúng tôi vui lòng liên hệ:
DU HỌC & TIẾNG TRUNG NGUYÊN KHÔI
CS1: 08, Park2, Time City, Minh Khai, Hà Nội
CS2: Tầng 8, 148 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0965.055.855 – 0983.947.269 – 0965.115.155
Mục khác
- Văn hóa giao tiếp cần nhớ khi đi du học Trung Quốc
- Đến Thiên Tân nhất định phải ghé thăm siêu thư viện đẹp nhất thế giới – Tân Hải
- Triết lý âm dương trong ẩm thực truyền thống Trung Quốc
- Những món ăn trứ danh nhất định phải thử khi đến Trung Hoa
- 8 trường phái cơ bản trong ẩm thực Trung Quốc
- Bạn biết gì về Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc?
- Lộ diện ảnh hiếm về trang phục của phụ nữ Trung Quốc trong hơn 100 năm qua
- Tại sao Khổng Tử khẳng định 3 x 8 = 23?
- Khám phá những thắng cảnh nổi tiếng Trung Quốc qua tờ Nhân dân tệ
- 20 kết tinh văn hóa đặc sắc nhất mọi thời đại của Trung Quốc (P2)
Bình luận của bạn